Phong thủy màu sắc trong thiết kế nội thất là một yếu tố không thể bỏ qua, đặc biệt là việc lựa chọn màu sơn phù hợp với gia chủ sở hữu cung mệnh Mộc, giúp cho bạn mang lại may mắn, vượng khí, thành công trên đường sự nghiệp, gia đình luôn vui vẻ và tạo được hòa khí giữa các thành viên trong gia đình.
Mỗi cung mệnh đều có 4 nhóm màu tương ứng bao gồm màu tương sinh, màu tương hợp, màu khắc chế và màu tương khắc, thứ tự phù hợp đối với gia chủ mệnh Mộc trong phong thủy cũng sẽ theo thứ tự đó mà giảm dần. Nếu dựa vào chi tiết này bạn có thể dễ dàng trong việc lựa chọn màu sắc vật dụng trang trí nội thất, màu sơn cũng như trang phục dành cho bản thân.
MỆNH MỘC LÀ GÌ?
Người mệnh Mộc rất được nhiều người yêu mến bởi tính cách hòa đồng và chu đáo, dễ cảm thông với người khác. Màu sắc của người mệnh Mộc cũng rất ôn hòa và dễ chịu. Chính vì vậy, bản mệnh Mộc luôn chứa đựng sự hài hòa nhưng tươi mới và tinh tế.
Như vậy, bạn chỉ cần nắm được quy luật tương sinh – tương khắc của Ngũ hành là có thể chọn màu sơn phù hợp với thiết kế nội thất căn hộ của các gia chủ mệnh Mộc.
Việc bạn cần làm tiếp theo chính là chọn phong cách trang trí, họa tiết, vật dụng, cách bố trí vật dụng trong căn hộ là có thể tạo nên một không gian sống hoàn hảo, sang trọng, tinh tế và đẳng cấp.
Trong bài viết bên dưới, 1991 DESIGN STUDIO sẽ hỗ trợ bạn giải đáp tất cả các thắc mắc màu sơn nào sẽ phù hợp với gia chủ mệnh Mộc trong phong thủy và ý nghĩa mà chúng mang lại.
KHÁI QUÁT VỀ TÍNH CÁCH CỦA MỆNH MỘC
Mệnh Mộc là cung đại diện cho mọi loài cây cỏ sống trên mặt đất, bên cạnh đó cung này còn là biểu tượng của sức sống mạnh mẽ, chúng có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi như trong rừng, trên núi, dưới nước, trên đá khô, dưới vực thẳm,… luôn che chở cho phái yếu, chống lại sự phá hoại của các tác nhân bên ngoài.
Mặt khác, khi nhắc đến mệnh Mộc mọi người sẽ nghĩ đến cây cỏ là đại diện cho sức sống, sự sinh sôi, tươi mát của muôn loài trên Trái Đất.
Trong tính cách và cách đối nhân xử thế, gia chủ mệnh Mộc thường sẽ được mọi người yêu mến bởi tính cách chu đáo, hòa đồng và dễ cảm thông với người khác, là một người ôn hòa, dễ chịu luôn thích sự thay đổi để tươi mới nhưng cũng hài hòa và tinh tế.
Dựa vào tính cách và đặc điểm của gia chủ mệnh Mộc thì các màu sắc trong cung này luôn thể hiện sự tươi mới, mát mẻ, hài hòa tạo cho người khác sự vui tươi, thoải mái và gần gũi.
Vậy gia chủ sinh vào những năm nào sẽ mang mệnh Mộc và đại diện cho mỗi người có giống nhau không?
Theo lục thập hoa giáp thì gia chủ mệnh Mộc sẽ sẽ cách nhau 60 tuổi và bao gồm 6 mệnh nhỏ được quy ước như sau:
- Đại Lâm Mộc – Cây lớn trong rừng: 1928, 1988, 1929, 1989
- Dương Liễu Mộc – Cây Dương Liễu: 1942, 2002, 1943, 2003
- Tùng Bách Mộc – Cây Tùng Bách: 1950, 2010, 1951, 2011
- Bình Địa Mộc – Cây ở đồng bằng: 1958, 2018, 1959, 2019
- Tang Đố Mộc – Cây Dâu Tằm: 1972, 1973
- Thạch Lưu Mộc – Cây Thạch Lựu: 1980, 1981
MỆNH MỘC HỢP MÀU NÀO?
Trong Ngũ hành có 5 cung chính là Kim – Thủy – Mộc – Hỏa – Thổ và theo quan hệ tương sinh thì Thủy sinh Mộc có nghĩa là cây sẽ hút nước để nuôi dưỡng và phát triển.
Bên cạnh đó, ngoài mệnh Thủy thì các màu sắc của mệnh Hỏa cũng phù hợp với gia chủ mệnh Mộc vì đây là cung tương hợp với mệnh Mộc.
Chọn màu sơn nhà đẹp theo mệnh Mộc
Người thuộc cung mệnh Mộc thường được sinh và các năm:
- Nhâm Ngọ: 1942 – 2002
- Kỷ Hợi : 1959 – 2019
- Mậu Thìn: 1988 – 1928
- Quý Mùi: 1943 – 2003
- Nhâm Tý: 1972 – 2032
- Kỷ Tỵ: 1989 – 1929
- Canh Dần: 1950 – 2010
- Quý Sửu: 1973 -2033
- Tân Mão: 1951 – 2011
- Canh Thân: 1980 – 2040
- Mậu Tuất : 1958 – 2018
- Tân Dậu: 1981 – 2041
Nếu bạn thuộc cung mệnh Mộc, khi chọn màu sơn nhà bạn nên chọn các màu xanh lục, xanh lá cây, xanh dương, vì đây là những màu sắc tương hợp, tương sinh sẽ mang đến sự may mắn, hỗ trợ trong cuộc sống, sự nghiệp cho gia chủ.
Với người mệnh Mộc nên tránh chọn màu trắng, màu xám, màu ghi hay những màu của kim loại để sơn nhà, bởi vì chúng là những màu tương khắc với mệnh Mộc.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng màu sơn của các cung tương sinh cần sự cân đối và hài hòa, không được lấn áp tone màu chủ đạo của căn phòng và của chính bản mệnh gia chủ mệnh Mộc.
Ví dụ: Đối với màu sắc bạn chọn theo quy luật tương sinh từ Thủy – Mộc – Hỏa có thể sẽ bao gồm các màu sơn như xanh dương – xanh lá – vàng và cách sử dụng như sau:
- Màu xanh lá dùng làm màu sơn tường chủ đạo cho cả căn phòng.
- Màu xanh dương đậm nhạt có thể sử dụng để trang trí thiết kế nội thất cao cấp.
- Màu cam bạn có thể dùng như một điểm nhấn trong cả căn phòng như một cái gối sofa, một cái ly, một khung tranh, một tấm thảm,…
Nếu bạn đã chọn một màu sơn làm chủ đạo thì bạn chỉ nên dùng các màu sắc trong bảng màu đó, còn các tone màu phụ chỉ nên dùng để hỗ trợ, không nên lạm dụng vì sẽ gây phản tác dụng đồng thời có ảnh hưởng xấu đến phong thủy cho gia chủ mệnh Mộc.
Lấy trường hợp Thủy sinh Kim có nghĩa là các màu sắc của mệnh Thủy sẽ hỗ trợ may mắn, tài lộc và sự nghiệp cho gia chủ mệnh Mộc. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng các bảng màu đen, xanh dương, xanh da trời,… thì màu sắc đó lại đang hỗ trợ cho các gia chủ mệnh Thủy nhiều hơn chứ không còn dành cho bạn nữa.
Bên cạnh đó, nếu bạn dùng quá nhiều sắc màu mệnh Thủy thì cây sẽ bị ngập nước mà chết, mang lại khó khăn, nguy hiểm và gặp nhiều tai ương cho gia chủ mệnh Mộc.
Vì vậy, khi sử dụng các màu sắc tương sinh bạn cũng nên chú ý đến yếu tố hài hòa, cân bằng trong khi phối màu, việc chọn màu sơn phù hợp sẽ mang lại luồng không khí hanh không, gia chủ và các thành viên trong gia đình luôn cảm thấy khỏe mạnh, sảng khoái đồng thời cũng tạo các điểm nhấn trong thiết kế nội thất biệt thự.
Màu xanh mang lại cảm giác thư thái, trong lành, tượng trưng cho một khởi đầu mới, ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, đẩy lùi lo lắng và lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Màu nâu gỗ cũng rất tốt cho các cung Tài Lộc, Gia Đạo và Danh Vọng.
NHỮNG MÀU SƠN GIA CHỦ MỆNH MỘC NÊN TRÁNH LÀ GÌ?
Ngược lại với bên trên, trong quan hệ tương khắc thì gia chủ mệnh Mộc sẽ không hợp với màu sắc thuộc hành Kim vì kim loại có thể cắt được gỗ.
Ngoài ra, Mộc cũng khắc Thổ vì cây có thể hút chất dinh dưỡng từ đất nhưng nếu Thổ lớn hơn thì cây cỏ lại bị lấn áp, trở nên thưa thớt, bí khí hoặc bị khô cằn nứt nẻ.
Vì vậy, những màu sơn mà gia chủ mệnh Mộc nên tránh sử dụng bao gồm:
- Vàng ánh kim.
- Trắng.
- Trắng ánh bạc.
- Xám.
- Nâu đất.
Tuy nhiên, nếu bạn yêu thích vẫn có thể sử dụng chúng một cách hài hòa và tiết chế, chỉ nên dùng các màu tương khắc để nhấn một vài điểm trong các thiết kế căn hộ chung cư, nhà phố, biệt thự chứ không nên dùng như một tone màu chủ đạo.
CÁCH PHỐI MÀU NỘI THẤT DÀNH CHO CHỦ NHÀ MỆNH MỘC NHƯ THẾ NÀO?
Theo như phân tích bên trên, những màu sơn phù hợp với tuổi của gia chủ mệnh Mộc tốt nhất nên sử dụng bao gồm xanh lá cây, xanh dương, đen,… cũng các sắc độ trong các tone màu này.
Sau đây là một số mẫu thiết kế nội thất biệt thự đẹp mà 1991 DESIGN STUDIO gửi đến cho bạn tham khảo.
Căn phòng sơn xanh lá đặc biệt cho gia chủ mệnh Mộc
Màu xanh lá cây là màu đại diện cho bản mệnh của gia chủ mệnh Mộc vì nó thể hiện sự bền bỉ, gần gũi, mát mẻ và thân thiện với con người và cả thiên nhiên.
Đối với phong thủy, nếu gia chủ mệnh Mộc sử dụng màu xanh lá cây cho chính căn hộ của mình cũng sẽ giúp mang lại sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia đình và chính bản thân của chủ nhà.
Bạn có thể sử dụng các sắc độ đậm nhạt khác nhau để tạo nên các khối màu trong một kiến trúc tổng thể. Mặt khác, để tránh sự nhàm chán bạn có thể kết hợp tone màu chủ đạo với các vật trang trí theo màu đơn sắc, màu trung tính hoặc một chút nổi loạn với các màu đối lập như đỏ, cam, hồng,…
Một lưu ý trong thiết kế là khi bạn dùng các tone màu nóng, nổi bật, tạo ấn tượng mạnh với người nhìn như đỏ, cam, vàng,… bạn nên tiết chế và chỉ sử dụng 1 – 2 vật dụng trong tổng thể căn phòng.
Thêm một lý do màu xanh lá là màu sơn phù hợp với gia chủ mệnh Mộc là bởi vì đối với phong thủy, chúng sẽ mang lại may mắn, chiêu tài lộc, có quý nhân giúp đỡ và thuận lợi về mặt tình cảm.
Gia chủ mệnh Mộc và căn phòng xanh dương tươi mát
Như đã nói bên trên, màu xanh dương của mệnh Thủy cực phù hợp với gia chủ mệnh Mộc vì trong ngũ hành Thủy sẽ sinh Mộc.
Màu xanh dương đại diện cho bầu trời, sóng biển, sức sống mãnh liệt nhưng đôi khi cũng nhẹ nhàng và dịu êm, là đại diện cho hy vọng và khát vọng trong cuộc sống lẫn công việc.
Để tránh sự tẻ nhạt và cảm giác cô đơn lạnh lẽo đến từ tone xanh dương, bạn có thể kết hợp thêm với màu trắng và các tone màu xanh nhạt như xanh da trời, xanh pastel, xanh sapphire,…
Một vài màu sắc phụ kiện, nội thất bạn có thể kết hợp chung với tone xanh để tạo thêm điểm nhấn và khiến không gian ấm cúng hơn như vàng nhạt, màu gỗ, màu nâu,…
Màu sơn đen phù hợp cho phong thủy gia chủ mệnh Mộc
Sau hai màu sắc chủ đạo và màu tương sinh thì màu đen là tone màu tiếp theo bạn nên cân nhắc cho thiết kế căn hộ của mình.
Màu đen thể hiện sự uy quyền, mạnh mẽ, quyến rũ, cá tính, đầy vẻ bí ẩn nhưng cũng khiến người say mê khi nhìn thấy nó.
Một ưu điểm khác khi bạn sử dụng tone màu đen là chúng khiến căn hộ của bạn trông sạch sẽ hơn, ít bị bám bụi bẩn và nhìn thấy các vệt bẩn trên tường.
Bạn đã bao giờ nhìn thấy một căn biệt thự được thiết kế với màu sơn và toàn bộ nội thất căn hộ chỉ với tone màu đen đi cùng với gương. Hãy cùng 1991 DESIGN STUDIO khám phá ngay nhé!
KẾT LUẬN
Bài viết bên trên 1991 DESIGN STUDIO đã trả lời cho bạn câu hỏi mệnh Mộc nên dùng màu sơn gì và ý nghĩa của mỗi màu sơn mang lại cho mệnh Mộc là gì.
Đồng thời, màu sơn dành cho gia chủ mệnh Mộc sẽ phát huy thêm tác dụng khi được phối hợp với các tone màu phụ khác theo thuyết phong thủy.
Bạn không nên dùng quá nhiều tone màu lạnh (như xanh dương, xanh biển, xanh trời,…) hoặc lạm dụng gam màu nóng (như cam đất, đỏ, vàng,…) mà nên có sự cân đối, hài hòa trong màu sắc.
Nếu các bạn quan tâm đến phong thủy nhà ở, 1991 DESIGN STUDIO hy vọng đã cung cấp đủ kiến thức để gia chủ mệnh Mộc có thể chọn một tone màu riêng theo ý thích của bản thân đồng thời cũng mang lại nhiều may mắn, tài lộc và thịnh vượng.
Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm đến các thiết kế nội thất căn hộ, chung cư, biệt thự hoặc tìm đơn vị thiết kế thi công nội thất uy tín hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn tận tình, miễn phí qua số Hotline 0352 784 669.
Nguồn tổng hợp.